Triệu chứng và cách điều trị bệnh bong bóng cá Koi hiệu quả

bệnh bong bóng cá Koi

Bệnh bong bóng cá Koi khiến sức khỏe của cá Koi giảm sút, dáng bơi không còn linh hoạt, chìm nổi không kiểm soát. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn chức năng bong bóng là gì? Phương pháp điều trị và phòng bệnh ra sao? Hãy cùng Bể Cá Cảnh Đa Năng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời!

Bệnh bong bóng ở cá Koi là gì? Nguyên nhân vì đâu?

Bong bóng cá là một túi chứa đầy khí, giúp cá điều chỉnh khả năng chìm – nổi và giữ thăng bằng. Khi cá Koi bị rối loạn chức năng bong bóng, chúng thường gặp khó khăn trong việc di chuyển, cá Koi sẽ nổi lên trên mặt nước hoặc chìm xuống đáy hồ. Chúng không thể điều chỉnh được khả năng bơi linh hoạt như bình thường.

Cá hay nổi lên mặt nước nếu mắc bệnh rối loạn chức năng bong bóng
Cá hay nổi lên mặt nước nếu mắc bệnh rối loạn chức năng bong bóng

So với cá Koi còn nhỏ thì cá Koi trưởng thành thường dễ mắc bệnh về bong bóng hơn. Nguyên nhân là do cơ chế tự điều chỉnh khí trong bong bóng của cá.

Khi cá Koi bơi từ dưới đáy lên trên mặt nước, máu sẽ tự loại bỏ khí thừa trong bong bóng để ngăn không cho không khí vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên, nếu cá bơi lên mặt nước quá nhanh hoặc được vớt từ dưới hồ lên đột ngột, thì quá trình loại bỏ khí dư trong bong bóng không kịp diễn ra. Điều này dẫn đến việc khí dư tích tụ trong bong bóng, gây ra rối loạn chức năng bong bóng.

Ngoài việc cá bơi quá nhanh lên trên mặt nước thì không thể xác định được chính xác tác nhân gây ra căn bệnh này ở cá Koi. Tuy nhiên, qua quá trình quan sát và nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh bong bóng cá Koi có thể gồm: chất lượng nước kém, tác nhân lây nhiễm (vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng), thức ăn chưa phù hợp, yếu tố di truyền.

Cách nhận biết cá Koi đang mắc rối loạn chức năng bong bóng

Bạn cần thường xuyên theo dõi, chăm sóc để nhận biết sớm các dấu hiệu nếu cá mắc phải bệnh bong bóng. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh thường gặp:

  • Các dấu hiệu bên ngoài điển hình như: sưng bụng, hành vi bơi bất thường, bơi lảo đảo và mất sức nổi trung tính, khiến cá chìm xuống đáy hoặc nổi trên mặt nước.
  • Nếu cá Koi mắc bệnh bong bóng do nhiễm vi khuẩn thì dấu hiệu xuất hiện thường có tình trạng ăn ít hoặc có thể bỏ ăn.
  • Dấu hiệu mắc bệnh tiếp theo là cá ngửa bụng lên trên nhưng vẫn còn thở. Đa phần dấu hiệu này bắt nguồn từ chất lượng nguồn nước kém (có thể do khí amoniac, nitrit và nitrat tăng cao) gây nên bệnh bong bóng, nghiêm trọng hơn là gây suy nội tạng ở cá Koi.
Cá Koi bị mắc bệnh bong bóng thường bơi lảo đảo, nổi trên mặt nước
Cá Koi bị mắc bệnh bong bóng thường bơi lảo đảo, nổi trên mặt nước

Cách điều trị rối loạn chức năng bong bóng ở cá Koi

Để điều trị bệnh bong bóng ở cá chép Koi, Bể Cá Cảnh Đa Năng gợi ý bạn có thể áp dụng một số cách sau đây.

Tắm muối cho cá Koi

Biện pháp đầu tiên để điều trị cá Koi mắc bệnh rối loạn chức năng bong bóng là tắm muối. Bạn hãy tách riêng chúng ra khỏi hồ và thả chúng vào một bể chứa, sau đó thêm muối vào. Có thể sử dụng muối thông thường để tắm cho cá, nhưng tốt hơn nên chọn muối Epsom vì Epsom còn giúp giảm tình trạng táo bón ở cá Koi.

Với loại muối thông thường, liều lượng sẽ là 22g/1 lít và tắm liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 2 phút. Còn đối với muối Epsom thì liều lượng 3g/lít, tắm lâu dài. Nước dùng để tắm cho cá Koi phải là nước ấm, vì nếu cá bị bệnh do vi khuẩn gây ra thì hơi ấm sẽ giúp hệ thống miễn dịch của cá Koi loại bỏ được vi khuẩn. Không gian bể cần tối và hơi cạn để giúp cá Koi giảm căng thẳng và cảm thấy thoải mái hơn nếu chúng gặp phải vấn đề về sức nổi.

Dùng muối Epsom tắm cho cá Koi
Dùng muối Epsom tắm cho cá Koi

Thay đổi lại lượng thức ăn, loại thức ăn

Cách thứ 2 để khắc phục bệnh bong bóng cá Koi là thay đổi và điều chỉnh thức ăn. Việc thay đổi loại thức ăn là một biện pháp điều trị vô cùng đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cao. Nếu bạn đang cho cá Koi ăn hoàn toàn bằng 100% thức ăn dạng nổi thì hay thay đổi bằng 50% thức ăn nổi và 50% thức ăn chìm. Thức ăn chìm sẽ giúp giảm lượng không khí bị hút vào bên trong cơ thể của cá, từ đó giảm nguy cơ đầy hơi và nổi lên sau ăn.

Ngoài ra, bệnh rối loạn bong bóng cũng có thể gây ra tình trạng táo bón cho cá Koi. Do đó, bạn hãy cung cấp thêm những thức ăn giàu chất xơ để kích thích đường tiêu hóa của chúng. Một số loại thức ăn nhiều chất xơ dành cho cá Koi gồm rau diếp, đậu hà lan hoặc thức ăn chứa thành phần chất xơ Saki Hikari Balance Floating (dạng hạt chìm), giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ táo bón.

Điều trị bằng thuốc

Nếu nghi ngờ cá Koi đang mắc bệnh liên quan đến bong bóng vì nhiễm khuẩn từ bên trong, bạn có thể sử dụng kháng sinh phổ rộng Galatine để điều trị. Galatine là loại thuốc kháng sinh chuyên điều trị nhiễm khuẩn ở cá cảnh, trong đó có cả cá Koi. Loại thuốc này vừa dùng để trộn ăn trực tiếp, vừa dùng để ngâm (tắm) cho cá đều được.

Cách dùng đơn giản, bạn chỉ cần trộn thuốc vào hỗn hợp thức ăn của chúng và cho ăn liên tục trong từ 5 đến 7 ngày, mỗi ngày 1 lần ăn. Liều lượng ăn tùy theo trọng lượng cá, 2-3g/ 10kg cá Koi, còn liều lượng ngâm là 20g/1000 lít nước. Loại thuốc này còn giúp  khắc phục bệnh bong bóng ở cá Koi, chữa các bệnh như: đuôi, vây bị lở loét, cá bị nhiễm khuẩn nội tạng hoặc sình bụng.

 Thuốc kháng sinh phổ rộng Galatine để điều trị bệnh bóng bóng cá Koi
bệnh bong bóng cá Koi

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc xổ lãi giun sán loại Kick Out Parasites để khắc phục tình trạng tắc bóng khí do nhiễm ký sinh trùng bên trong. Loại thuốc này vô cùng an toàn, giúp diệt trừ những ký sinh trùng, sán, giun có hại bên trong cơ thể cá Koi. Lưu ý khi sử dụng Kick Out Parasites, bạn nên cho cá ngừng ăn trong 1 ngày để nâng cao hiệu quả.

Một số cách phòng bệnh bong bóng cá Koi

Dưới đây là một số biện pháp để phòng ngừa bệnh rối loạn chức năng bong bóng cho cá Koi.

Cung cấp thức ăn phù hợp

Để ngăn ngừa không khí có trong đường tiêu hóa của cá Koi tăng nguy cơ rối loạn chức năng bong bóng, bạn nên cho cá ăn theo tỷ lệ 50:50. Có nghĩa là 50% thức ăn dạng viên nổi và 50% thức ăn dạng viên chìm. Bạn cũng nên ngâm trước các thức ăn bằng viên hoặc mảnh bằng nước trong hồ để để giúp cá dễ dàng tiêu hóa hơn. Đồng thời, khoảng 1-3 tháng bạn nên cho cá Koi uống thuốc xổ lãi giun sán để đảm bảo sức khỏe của cá.

Thuốc sổ lãi  Kick Out Parasites an toàn cho cá Koi
Thuốc sổ lãi  Kick Out Parasites an toàn cho cá Koi

Vệ sinh bể cá Koi định kỳ

Thực hiện vệ sinh bể cá Koi đều đặn và bố trí hệ thống lọc cao cấp, đảm bảo hoạt động ổn định để nguồn nước luôn trong sạch. Khi tiến hành thay nước, bạn cũng nên khử trùng cho bể để hạn chế các bệnh liên quan đến vi khuẩn và ký sinh trùng. Việc này giúp duy trì một môi trường sống lành mạnh cho cá.

Xem thêm: Cách làm hệ thống lọc nước hồ cá Koi chuẩn, đảm bảo sức khỏe cho cá.

Không di chuyển cá đột ngột ra khỏi nước

Nếu cần di chuyển cá sang nơi khác, bạn không nên vớt cá đột ngột ra khỏi môi trường nước. Vì việc thay đổi đột ngột như vậy khiến cá rất dễ bị rối loạn bong bóng khí. Chỉ nên vớt cá từ từ ra khỏi mặt nước để giảm căng thẳng cho cá và đảm bảo sức khỏe của cá Koi. Ngoài ra, bạn cần quan sát tỉ mỉ không nên để cá nổi hoặc chìm quá lâu trong nước.

Vớt cá Koi từ từ ra khỏi nước để cá không bị rối loạn bong bóng khí
Vớt cá Koi từ từ ra khỏi nước để cá không bị rối loạn bong bóng khí

Tổng kết

Bệnh bong bóng cá Koi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của loài cá phong thủy này. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho chúng, bạn nên thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện bệnh và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách chữa và phòng bệnh rối loạn chức năng bong bóng ở cá Koi. Đừng quên theo dõi Bể Cá Cảnh Đa Năng thông qua website: becacanhdanang.com để cập nhật thêm thông tin hữu ích về cá Koi nhé!

5/5 - (4 bình chọn)