Hướng dẫn chữa bệnh đường ruột ở cá cảnh nhanh chóng, hiệu quả

bệnh đường ruột ở cá cảnh

Bệnh đường ruột ở cá cá cảnh chủ yếu là do môi trường nước ô nhiễm, sản sinh ra vi khuẩn Aeromonas Punctata gây hại cho hệ tiêu hóa của cá. Ngoài ra, thức ăn và nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến bệnh viêm đường ruột. Tuy nhiên, bệnh này ở cá không quá nguy hiểm, nếu bạn kịp thời làm theo đúng hướng dẫn điều trị của Bể Cá Cảnh Đa Năng ngay dưới đây. 

Bệnh đường ruột ở cá cảnh là gì?

Bệnh đường ruột ở cá cảnh được hiểu là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là ruột và dạ dày của chúng. Bệnh này khi mắc phải nếu không điều trị kịp thời, sức khỏe cá giảm dần và có thể chết. Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết cá đang mắc bệnh bao gồm:

Nguyên nhân

Bể Cá Cảnh Đa Năng chỉ ra 4 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đường ruột ở cá cảnh:

  • Do vi khuẩn Aeromonas Punctata: Bệnh viêm đường ruột ở cá cảnh do vi khuẩn Aeromonas Punctata gây nên. Chúng thường tồn tại trong môi trường nước có nhiệt độ cao, ô nhiễm và có thể lây lan nhanh chóng trong bể cá.
  • Thức ăn kém chất lượng: Khi bạn cho cá ăn quá nhiều hoặc cho chúng ăn phải thức ăn đã ôi thiu, hết hạn sử dụng sẽ làm cá bị bệnh viêm đường ruột.
  • Thực đơn thiếu dinh dưỡng: Không cung cấp thức ăn có đủ chất dinh dưỡng cho cá, khiến đường tiêu hóa của chúng có vấn đề.
  • Nhiệt độ giảm đột ngột: Cá là động vật biến nhiệt, nên nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tiêu hóa của chúng. Nếu nhiệt độ đột ngột giảm mạnh, dạ dày của cá sẽ hoạt động kém, dẫn đến tình trạng tiêu hóa chậm hoặc không thể tiêu hóa được.
Thức ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc sẽ gây viêm ruột ở cá
Thức ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc sẽ gây viêm ruột ở cá

Triệu chứng

Khi phát hiện cá có những triệu chứng sau đây, chứng tỏ cá của bạn đang bị bệnh viêm đường ruột.

  • Bụng phình to: Khi cá bị bệnh liên quan đến đường ruột, quan sát bằng mắt thường bạn sẽ thấy bụng cá sẽ căng phồng to bất thường.
  • Ăn ít hoặc không ăn: Cá sẽ không có hứng thú với thức ăn, không ăn hoặc ăn rất ít.
  • Bơi lờ đờ, nằm một chỗ: Cá bơi chậm chạp, không được linh hoạt như bình thường hoặc có xu hướng lười bơi lội, thích đứng yên một chỗ và hay nằm ở dưới đáy bể.
  • Phân có màu sắc và hình dạng bất thường: Phân cá có màu trắng, sợi dài và mỏng, không giống phân bình thường, hậu môn đỏ và hơi sưng.
  • Sức khỏe suy yếu: Quan sát bên ngoài trông cá có phần yếu ớt, ốm yếu hơn những con cá khác.
Cá bị bệnh viêm đường ruột có bụng sưng to, hậu môn sưng đỏ
Cá bị bệnh viêm đường ruột có bụng sưng to, hậu môn sưng đỏ

Cách điều trị bệnh đường ruột ở cá cảnh

Khi phát hiện cá có các triệu chứng bị bệnh đường ruột ở cá cảnh, bạn cần nhanh chóng cách ly để điều trị kịp thời, tránh lây lan bệnh cho các cá khác trong bể. Sau đó tiến hành thực hiện điều trị bệnh theo từng bước dưới đây:

  • Bước 1: Vớt cá chưa bị bệnh ra ngoài, vệ sinh bể chính, thay nước và nhỏ thêm vài giọt men vi sinh cho cá để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, sau đó thả chúng vào lại hồ cá.
  • Bước 2: Đối với cá bị bệnh, bạn hãy giảm lượng thức ăn xuống còn khoảng 50% và thay đổi chế độ ăn bằng cách cung cấp thêm thực phẩm có chất xơ như: đậu hà lan, bột tảo, đậu xanh,…
  • Bước 3: Sử dụng thuốc điều trị bệnh đường ruột ở cá cảnh an toàn, hiệu quả như:

Thuốc/ men tiêu hóa Relive

Đây là loại thuốc chữa bệnh cá cảnh, giúp giảm phình bụng, chán ăn và điều trị tình trạng đi phân trắng. Cách sử dụng rất đơn giản:

  • Hòa tan 1g Relive vào 100 lít nước, sau đó thả cá bị bệnh vào.
  • Cứ cách 1 ngày, bạn thay nước một lần và thêm liều thuốc mới.
  • Sử dụng liên tục từ 3 – 4 ngày là cá hồi phục hoàn toàn bệnh viêm đường ruột.

Lưu ý: Trong quá trình ngâm cá, hãy cho máy sục oxy hoạt động liên tục để cung cấp đủ oxy cho cá.

Thuốc/ men tiêu hóa Relive
Thuốc/ men tiêu hóa Relive

Thuốc viên Metronidazol 500mg

Metronidazol 500mg (dạng viên dành riêng cho cá cảnh) chuyên trị các bệnh đường ruột ở cá cảnh. Cách sử dụng như sau:

  • Lấy 1 viên thuốc sau đó cho ½ vào hồ, khuấy đều và thả cá bị bệnh vào.
  • Phần còn lại bạn trộn với thức ăn và để từ 10-15 phút, sau đó cho cá ăn.
  • Ngày hôm sau, khi cho cá ăn bạn nên trộn thêm một ít sữa chua không đường để kích thích hệ thống tiêu hóa của chúng.
  • Sau 2-3 ngày, cá sẽ khỏe lại. Nếu trong trường hợp chưa thấy cá khỏi bệnh hoàn toàn, bạn hãy cho thêm thuốc như ban đầu.

Đối với cá bình thường, bạn cũng có thể bổ sung thuốc Metronidazol 500mg thuốc theo chu kỳ 7 – 15 ngày/ lần để hỗ trợ quá trình tiêu hóa giúp cá luôn khỏe mạnh.

Thuốc trị viên Metronidazol 500mg trị bệnh đường ruột ở cá
Thuốc trị viên Metronidazol 500mg trị bệnh đường ruột ở cá

Men Tiêu Hóa ANTI BIO

ANTI BIO là men tiêu hóa dùng cho tất cả các loại cá cảnh, có công dụng phòng ngừa và đặc trị các vấn đề như: sình bụng, phân trắng dạng sợi,… và góp phần tăng cường miễn dịch cho cá. Liều dùng như sau:

  • Liều trị bệnh: Pha 1g thuốc vào 10ml nước, sau đó bắt cá bị bệnh ra và nhỏ 2 giọt vào miệng chúng. Đều đặn ngày 3 lần/ ngày (sáng, trưa, chiều), thực hiện liên tục trong 2-3 ngày.
  • Liều phòng ngừa bệnh: Dùng thuốc trộn trực tiếp vào thức ăn của cá, mỗi ngày ăn 1-2 lần, với liều lượng 1g thuốc tương ứng với 1kg thể trọng cá.

Lưu ý: Khi dùng ANTI BIO để điều trị bệnh cho cá, bạn cần giảm lượng thức ăn xuống còn 30-50% để quá trình trị bệnh đường ruột ở cá cảnh có hiệu quả hơn.

Men tiêu hóa ANTI BIO trị sình bụng dành cho cá cảnh 
Men tiêu hóa ANTI BIO trị sình bụng dành cho cá cảnh

Bước 4: Sau khi cá đã khỏi bệnh hoàn toàn, vớt cá ra và thả vào lại hồ chính.

Làm gì để phòng bệnh viêm đường ruột ở cá cảnh?

Những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn giữ cho bể cá cảnh luôn sạch, cá luôn khỏe mạnh, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đường ruột ở cá cảnh.

  • Thường xuyên thay nước (1 tuần/ lần) để loại bỏ cặn bã, thức ăn thừa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Kiểm tra các chỉ số như: pH, nhiệt độ, độ cứng và nồng độ oxy ở mức phù hợp cho sự phát triển của cá.
  • Sử dụng hệ thống lọc nước để giúp nước trong sạch hơn, không chỉ thế vật liệu lọc còn cung cấp thêm vi sinh vật có lợi trong bể cá cảnh.
  • Cho cá ăn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ chất (đặt biệt là chất xơ) và đa dạng các loại thức ăn (khô, tươi) để hệ tiêu hóa của cá hoạt động tốt hơn.
  • Tránh cho cá ăn quá nhiều, chỉ nên cho ăn vừa đủ, để không gây áp lực lên đường ruột của cá.
  • Sử dụng men vi sinh cho cá  để diệt vi khuẩn có hại, tăng sinh vi khuẩn có lợi, hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa của cá.
  • Mỗi tháng một lần bạn nên trộn bột tỏi vào thức ăn của cá, liều lượng sử dụng 1gram bột/1kg thức ăn, cách này giúp kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cá.
Men vi sinh Extra Bio tăng sinh vi khuẩn có lợi cho bể cá
Men vi sinh Extra Bio tăng sinh vi khuẩn có lợi cho bể cá

Câu hỏi thường gặp khi cá mắc bệnh đường ruột

Có cần phải tách cá bị bệnh đường ruột ra hồ chứa riêng không?

Bạn cần phải tách riêng cá bị bệnh đường ruột ra một hồ nuôi khác, vì chúng cần phải có chế độ ăn và phương pháp điều trị riêng biệt. Việc tách riêng cá bị bệnh cũng giúp bạn dễ dàng quản lý và theo dõi quá trình điều trị tốt nhất. Ngoài ra, việc tách riêng cá bị bệnh ra khỏi hồ chính còn giúp ngăn chặn tình trạng lây nhiễm cho những chú cá khác trong hồ, giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể của bầy cá.

Sử dụng men tiêu hóa để cải thiện tình trạng viêm đường ruột ở cá được không?

Câu trả lời là được, việc sử dụng men tiêu hóa có thể giúp cải thiện tình trạng viêm đường ruột ở cá cảnh một cách hiệu quả. Men tiêu hóa chứa các vi khuẩn có lợi, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của cá, từ đó giúp giảm tình trạng viêm hay táo bón.

Bạn có thể thêm trực tiếp men tiêu hóa vào thức ăn cho cá, để quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra nhanh chóng hơn. Việc sử dụng men tiêu hóa không chỉ giúp phòng ngừa đường ruột ở cá cảnh mà còn thúc đẩy chúng ăn ngon, phát triển mạnh và duy trì sức khỏe tổng thể của cá. Bạn có thể tham khảo một số loại men tiêu hóa tốt cho cá như: ANTI BIO và Relive.

Đậu hà lan có giúp cá cảnh giảm tình trạng táo bón không?

Đậu hà lan hỗ trợ rất tốt trong việc giảm tình trạng bệnh táo bón ở cá và thúc đẩy đường tiêu hóa của cá hoạt động khỏe mạnh hơn. Loại thức ăn này giàu chất xơ, cải thiện những vấn đề liên quan khó tiêu, từ đó giúp cá tránh mắc các bệnh về đường ruột. Vì vậy, bạn nên thêm đậu hà lan vào thực đơn ăn uống của cá để duy trì sức khỏe đường tiêu hóa của chúng ở trạng thái tốt nhất.

Đậu hà lan hổi trọ cá cảnh trị táo bón
Đậu hà lan hổi trọ cá cảnh trị táo bón

Mất bao lâu để cá hồi phục sau khi bị bệnh đường ruột?

Thời gian cá hồi phục sức khỏe sau khi bị bệnh đường ruột sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và quá trình điều trị. Nếu bạn phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời cho cá thì sau vài ngày đã bắt đầu hồi phục. Còn trong trường hợp nặng hơn, quá trình khỏi bệnh hoàn toàn có thể kéo dài đến vài tuần.

Do đó, để hỗ trợ tốt quá trình phục hồi của cá, hãy cung cấp một môi trường sống sạch sẽ, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, bạn phải đảm bảo sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng để trị bệnh đường ruột ở cá cảnh.

Tổng kết

Qua bài viết này, Bể Cá Cảnh Đa Năng đã hướng dẫn cho bạn cách phòng và trị bệnh đường ruột ở cá cảnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và tránh được những bệnh thường gặp ở cá, bạn cần chú ý vệ sinh hồ định kỳ, cung cấp thực đơn đa dạng, bổ sung thêm men vi sinh cho cá,…

Hy vọng với những hướng dẫn trên, bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của cá. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức hay về cá cảnh, hãy theo dõi becacanhdanang.com để cập nhật thông tin mới nhất mỗi ngày.

Đánh giá