Hướng dẫn cách làm thùng lọc hồ Koi dễ dàng, tiết kiệm chi phí

làm thùng lọc hồ Koi

Làm thùng lọc hồ Koi là một giải pháp hiệu quả, nhanh chóng và đơn giản cho những ai đam mê nuôi loài cá phong thuỷ này. Với một thùng lọc hồ Koi chất lượng, bạn có thể tạo ra môi trường sống trong sạch cho cá Koi, giảm thiểu các vấn đề bệnh tật, tăng sức đề kháng cho cá. Vậy làm sao để có được thùng lọc nước bể cá Koi đúng chuẩn? Theo dõi bài viết dưới đây, bạn sẽ được Bể Cá Cảnh Đa Năng hướng dẫn cách làm thùng lọc chi tiết từ A-Z, đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện. 

Thùng lọc hồ cá Koi là gì?

Hệ thống thùng lọc hồ cá Koi là hệ thống lọc đơn giản, thay thế cho hồ lọc truyền thống thường được xây dựng cạnh hồ cá Koi. Bằng cách sử dụng 3 thùng phuy nhựa chứa vật liệu lọc, rồi nối với nhau bằng đường ống nước là đã hình thành một bộ lọc nước bể cá Koi nhanh chóng.

Tương tự như hệ thống lọc truyền thống, nước bẩn được máy bơm hút từ hồ cá Koi, sau đó chảy qua mỗi thùng một cách tuần tự, cuối cùng sẽ trả lại nước sạch cho hồ. Quá trình này giúp loại bỏ các rác thải và chất độc có trong hồ, tạo môi trường sống sạch sẽ, trong lành cho cá Koi.

Hệ thống thùng lọc dành cho hồ cá Koi
Hệ thống thùng lọc dành cho hồ cá Koi

Nguyên lý hoạt động của thùng lọc hồ cá Koi như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của thùng lọc hồ cá Koi được xây dựng bởi 3 thùng phuy, cụ thể như sau:

  • Thùng lọc đầu tiên (số 1): Nước từ hồ cá Koi được máy bơm hút vào thùng đầu tiên. Trong thùng lọc số 1 sẽ có chổi lọc giúp xử lý các rác thải, cặn bã, thức ăn thừa. Quá trình này giúp loại bỏ những hạt chất bẩn loại lớn trước khi nước đi qua thùng lọc số 2.
  • Thùng lọc thứ hai (số 2): Sau khi hoạt động trong thùng số 1 diễn ra xong, nước sẽ chảy qua đường ống nhựa vào thùng thứ hai. Tại đây có các vật liệu lọc: Jmat, bùi nhùi, bông lọc,… giúp loại bỏ các chất bẩn nhỏ còn sót lại của thùng lọc đầu tiên. Đồng thời, những vật liệu lọc này còn có nhiệm vụ làm giá thể cho các vi sinh vật có lợi sinh sống, để xử lý các cặn bã hữu cơ, chất độc hữu cơ giúp nước sạch hoàn toàn.
  • Thùng lọc thứ ba (số 3): Sau khi thùng số 2 thực hiện hoạt động lọc xong, nước sẽ theo đường ống chảy qua thùng lọc số 3. Các vật liệu lọc được sử dụng trong thùng lọc thứ 3 bao gồm: sứ lọc hoa mai, đá nham thạch, sứ lọc nhẫn trắng, nhựa lọc Kaldnes, than hoạt tính,…. Những vật liệu lọc của thùng số 3 còn có tác dụng sản sinh ra vi sinh vật có lợi tốt cho sức khỏe của cá Koi. Đồng thời, chúng còn có nhiệm vụ loại bỏ những chất độc hại và kim loại nặng trong nước, giúp bảo vệ sức khỏe của cá Koi khỏi các tác nhân gây hại.

Cách làm thùng lọc hồ Koi

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị, vật liệu

Để bắt đầu làm thùng lọc hồ Koi, bạn cần chuẩn bị những vật liệu/ thiết bị sau đây:

  • 3 thùng phuy nhựa: Đây thành phần chính của hệ thống lọc, do đó bạn nên chọn loại thùng làm bằng nhựa cao cấp, bền theo thời gian.
  • Máy bơm: Dựa vào thể tích hồ để mua loại máy bơm có công suất phù hợp.
  • Ống nước: Bạn nên chọn loại ống làm bằng nhựa PVC, giá thành hợp lý, có độ bền cao. Lưu ý, tùy vào công suất máy bơm để lựa chọn loại ống nước cho phù hợp. Tránh trường hợp máy bơm có công suất lớn mà đường ống nhỏ, dẫn đến nước lưu thông không kịp và bị bể ống.
  • Vật liệu lọc: Chổi lọc, Jmat, bông lọc, bóng lọc bio ball, nhựa lọc Kaldnes, sứ lọc, đá nham thạch,… Tùy vào nhu cầu và ngân sách cá nhân, bạn có thể linh hoạt lựa chọn loại vật liệu lọc phù hợp.
  • Máy khoan, keo dán nhựa: Máy khoan hỗ trợ khoan lỗ trên thùng phuy, keo dán nhựa dùng để nối ống nhựa và thùng phuy với nhau. 
Những thiết bị cần có để làm thùng lọc hồ Koi
Những thiết bị cần có để làm thùng lọc hồ Koi

Bước 2: Khoan lỗ trên thùng phuy để nối ống nước

Trước tiên bạn hãy đo đường kính của ống nước và đánh dấu trên thùng. Tiếp đến, bạn sử dụng máy khoan để khoan những lỗ đã đánh dấu trước đó. Mỗi thùng sẽ tương ứng với 3 lỗ khoan, một lỗ ở thành để tạo xả tràn, một lỗ để nối ống nhựa với thùng tiếp theo, một lỗ ở đáy thùng để xả cặn bẩn.

Sau khi khoan xong, bạn hãy vệ sinh những bụi bặm còn sót lại bên trong thùng. Tiếp theo, dùng keo dán nhựa để nối ống nước vào thùng và nối ống dẫn từ thùng này với thùng kia, như hình bên dưới là đã hoàn thành cơ bản.

Hệ thống lọc làm bằng thùng phuy nhựa sau khi nối ống dẫn với nhau
Hệ thống lọc làm bằng thùng phuy nhựa sau khi nối ống dẫn với nhau

Bước 3: Đặt thiết bị lọc vào thùng phuy

Sau khi hoàn tất bước 2 của quy trình làm thùng lọc hồ Koi, bạn sẽ bắt đầu đặt các thiết bị lọc vào trong từng thùng phuy. Lưu ý, bạn cần làm 1 giá đỡ bên trong thùng với nhiệm vụ ngăn cách vật liệu lọc với rác thải lắng xuống đáy thùng.

Tiếp theo là đặt vật liệu lọc theo thứ tự như sau:

  • Thùng thứ nhất chứa chổi lọc
  • Thùng thứ 2 là jmat (cũng có thể thay thế bằng bông lọc, bùi nhùi).
  • Thùng thứ 3 là nhựa lọc Kaldnes, sứ lọc, đá nham thạch (có thể thay bằng san hô).

Bước 4: Kiểm tra và để thùng lọc chạy thử

Cuối cùng, trước khi sử dụng thùng lọc, hãy kiểm tra kỹ lưỡng lần cuối những yếu tố sau:

  • Đảm bảo rằng tất cả các chỗ nối với nhau không bị rò rỉ nước.
  • Đảm bảo máy bơm hoạt động bình thường có đủ áp lực để đẩy nước qua các thùng lọc và trả lại hồ một cách hiệu quả.
  • Cho thùng lọc chạy thử trong 24 – 48 tiếng một để đảm bảo quá trình lọc diễn ra đúng, ổn định và hiệu quả.
  • Trong quá trình chạy thử, hãy thường xuyên kiểm tra chất lượng nước để xem hệ thống lọc có làm sạch nước hay không.

Khi thực hiện kiểm tra và chạy thử kỹ càng như vậy, bạn sẽ có một thùng lọc hồ Koi hoàn hảo, để nước luôn sạch và sức khỏe cá luôn tốt.

Quá trình hoạt động đúng của thùng lọc hồ cá Koi
Quá trình hoạt động đúng của thùng lọc hồ cá Koi

Ưu và nhược điểm khi xây dựng thùng lọc bể cá Koi

Cùng Bể Cá Cảnh Đa Năng tìm hiểu về ưu và nhược điểm khi làm thùng lọc hồ Koi sau đây:

Ưu điểm

  • Làm sạch nước, tạo môi trường sống tốt cho cá Koi: Thùng lọc làm tốt nhiệm vụ loại bỏ các chất bẩn trong nước, đem lại nguồn nước sạch. Đồng thời, sau quá trình lọc còn đem lại nhiều vi sinh vật có lợi để cá Koi phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Dễ dàng trong khâu vệ sinh: Thùng lọc thường được thiết kế trên cạn nên rất dễ dàng vệ sinh các vật liệu/ thiết bị lọc.
  • Tiết kiệm chi phí: Với loại hồ lọc truyền thống cần nhiều kỹ thuật chuyên môn, buộc bạn phải thuê thợ chuyên nghiệp để xây dựng. Còn khi làm thùng lọc cho hồ Koi,  bạn có thể tự tay xây dựng mà không cần thuê người. Không những thế chi phí mua vật liệu/ thiết bị để làm thùng lọc cũng rẻ hơn.

Nhược điểm

  • Chiếm diện tích trên cạn: Vì có tới 3 thùng lọc nên phải có không gian đủ lớn để thùng lọc đứng vững.
  • Rủi ro rò rỉ: Trong quá trình khoan lỗ để kết nối ống nước, nếu không cẩn thận có thể xảy ra rò rỉ nước từ thùng lọc, làm giảm hiệu quả trong quá trình lọc.
  • Cần phải vệ sinh thường xuyên: Vì thùng lọc bằng nhựa nên rất dễ sinh ra rong rêu bán vào thành của các thùng phuy, do đó bạn phải thường xuyên quan sát để vệ sinh kịp thời.
Nhược điểm của thùng lọc là hơi chiếm diện tích 
Nhược điểm của thùng lọc là hơi chiếm diện tích

Tiêu chí khi mua thùng lọc bể cá Koi

Việc lựa chọn thùng lọc ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả và tính bền vững của hệ thống lọc. Vì vậy, bạn cần xem xét một số tiêu chí dưới đây để chọn thùng phù hợp trước khi tiến hành làm thùng lọc hồ Koi.

  • Chọn thùng lọc thích hợp với thể tích của bể cá Koi: Để đảm bảo quá trình lọc diễn ra hiệu quả nhất, thì thùng lọc cần có dung tích phù hợp với thể tích của bể cá Koi. Tổng dung tích của cả 3 thùng lọc phải bằng ⅓ thể tích của hồ chính thì mới đạt chuẩn.
  • Không chọn thùng lọc bằng sắt: Thùng lọc làm từ kim loại như sắt sau một thời gian sử dụng thường có tình trạng rỉ sắt, vừa làm giảm hiệu suất của hệ thống lọc, vừa gây hại cho sức khỏe của cá Koi. Do đó, bạn không nên lựa chọn loại thùng phuy làm bằng sắt để làm thùng lọc hồ Koi.
  • Lựa chọn thùng lọc bằng nhựa: Bạn nên lựa chọn mua thùng phuy bằng vật liệu nhựa cao cấp, từ những cửa hàng uy tín. Bởi nhựa có khối lượng nhẹ, giá thành rẻ, lại dễ dàng di chuyển và không lo bị rỉ sắt. Lưu ý, bạn nên chọn những thùng phuy có nắp đậy để bảo vệ vật liệu lọc, tránh khỏi sự ô nhiễm từ bên ngoài và giữ cho môi trường lọc luôn sạch sẽ.
Nên lựa chọn thùng lọc bằng nhựa thay vì thùng lọc bằng sắt
Nên lựa chọn thùng lọc bằng nhựa thay vì thùng lọc bằng sắt

Tổng kết

Việc làm thùng lọc hồ Koi không chỉ mang lại hiệu quả lọc tốt, mà còn giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Hy vọng rằng với hướng dẫn từng bước làm thùng lọc ở trên, bạn có thể tự tạo ra một hệ thống lọc nước hoàn hảo cho hồ cá Koi của mình.

Nếu bạn đang cần mua vật liệu lọc giá rẻ, hãy liên hệ đến Bể Cá Cảnh Đa Năng thông qua số: 0944 451 623 để đặt mua hàng, hoặc bạn cũng có thể mua hàng trực tiếp tại đây. Hãy truy cập ngay vào becacanhdanang.com để cập nhật thêm những kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu liên quan đến cá Koi nhé!.

5/5 - (4 bình chọn)